1502,Trần Hưng Đạo,P. Mỹ Phước,Tp. Long Xuyên
24/24 tất cả các ngày trong tuần
so dien thoai

Phòng khám da liễu uy tín số 1 Hà Nội

tu van ho tro

Bế kinh: Nguyên nhân – dấu hiệu – triệu chứng và cách chữa trị

Bế kinh là bệnh lý nằm trong nhóm bệnh rối loạn kinh nguyệt với dấu hiệu chính là sự ứ đọng máu kinh trong cơ thể. Kèm theo đó có thể là những cơn đau bụng dữ dội và cảm giác bất an khó chịu. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế kinh để biết bế kinh có nguy hiểm không và cùng phòng tránh bệnh an toàn và hiệu quả hơn.

Bế kinh: Nguyên nhân - dấu hiệu - triệu chứng và cách chữa trị

Bế kinh khiến không ít chị em phiền lòng bởi nó rất nguy hiểm

Bế kinh là gì?

Bế kinh hay còn gọi là tắc kinh, mất kinh. Đây là bệnh lý rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều ở trẻ trong độ tuổi dậy thì và nữ giới trước tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp bị bế kinh đang trong độ tuổi sinh sản và điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản.
Bế kinh theo y học cổ truyền chính là tình trạng ứ đọng kinh nguyệt trong cơ thể, máu kinh vì một lý do nào đó không thể thoát ra bên ngoài. Những trường hợp bị mất kinh từ 3 tháng trở lên sẽ được xác định mắc bệnh bế kinh. Bế kinh được chia thành hai dạng nguyên phát và thứ phát.

  • Bế kinh nguyên phát thường xuất hiện ở trẻ nữ từ 14-16 tuổi, đã bước vào tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt. Trong trường hợp này kinh nguyệt có thể xuất hiện khi trẻ bước vào độ tuổi từ 17-18 tuổi.
  • Bế kinh thứ phát là tình trạng nữ giới đã có kinh nguyệt trước đó nhưng tự dưng bị thay đổi chu kỳ, chu kỳ thưa dần, kéo dài hơn và thường là 3 chu kỳ kinh liền không xuất hiện máu hành kinh sẽ được gọi là bế kinh thứ phát…

Các dấu hiệu bế kinh thường gặp

Khi bị bế kinh nữ giới sẽ không thấy xuất hiện hành kinh. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn có thể là vài tháng mới có kinh một lần. Do máu kinh không được lưu thông ra bên ngoài nên nữ giới bị bế kinh thường có cảm giác khó chịu, bị thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh dữ dội.
Hiện tượng bế kinh ở nữ giới tuổi tiền mãn kinh còn có thể kèm theo các dấu hiệu bốc hỏa trong cơ thể. Người thường xuyên nóng bừng, thay đổi tính nết và thay đổi cả tâm sinh lý, suy giảm sức khỏe sinh lý. Các triệu chứng bế kinh đáng chú ý ở nữ giới trẻ tuổi gồm:

  • Sắc tố da thay đổi, da bị sạm nám nhiều hơn, nặng hơn và lan rộng hơn.
  • Tăng cân không kiểm soát do sự thay đổi nội tiết tố theo chiều hướng không tích cực.
  • Rụng tóc, rụng lông và vùng ngực có xu hướng nhu nhỏ kích thước.
  • Nặng hơn có thể là teo nhỏ bộ phận sinh dục, khôn âm đạo…

Tác nhân gây bế kinh ở nữ giới mà bạn nên biết

Bế kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường với việc chu kỳ kinh nguyệt ra chậm hơn rất nhiều so với quy định. Đó có thể là việc bạn 2-3 tháng mới xuất hiện máu kinh hoặc cũng có trường hợp 4-5 tháng mới bị hành kinh. Và theo các bác sĩ thì nguyên nhân gây ra tình trạng bế kinh thường là:

Bế kinh do yếu tố tinh thần

Nếu tinh thần của các chị em gái bị đả kích quá nhiều hoặc quá căng thẳng, có thể gây ra bế kinh. Điều này thường xuất hiện ở những người làm việc nặng nhọc và có tính chất phải suy nghĩ nhiều. Hay những người bị béo phì luôn có mặc cảm về hình thể và muốn tăng cân.
Ngoài ra, người làm việc nhiều với độ mạnh cũng có thể gây ra bế kinh. Có nhiều trường hợp bế kinh do sử dụng thuốc, do khối u gây ra, bao gồm khối u tuyến yên, khối u não bộ… Và nếu như là những yếu tố liên quan đến thần kinh thì chúng ta có thể khắc phục dần dần nhé.

Bế kinh do bệnh buồng trứng

Hoạt động của buồng trứng không đều có thể dẫn đến tình trạng bế kinh. Và đa phần đây đều là chứng bế kinh nguyên phát như Turner. Những người bị bệnh này thường phát triển thể chất không bình thường, dáng người thấp bé, có màng da cổ, bờ tóc sau gáy thấp, hai núm vú ở khoảng cách xa nhau…
Buồng trứng không mẫn cảm cũng có thể gây bế kinh, còn có một số người do buồng trứng suy yếu sớm cũng có thể gây bế kinh. Những trường hợp này thường không bị rụng trứng hoặc trứng rụng những với độ thưa hơn nhiều so với người bình thường.

Bế kinh: Nguyên nhân - dấu hiệu - triệu chứng và cách chữa trị

Bế kinh thường khiến chị em bốc hỏa, nóng tính

Bế kinh do bệnh lý liên qua đến tử cung

Nội mạc tử cung bị tổn thương quá độ cũng sẽ gây bế kinh thường xuyên. Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, hoặc là sau khi nạo phá thai. Nguyên nhân được xác định là khi này nội mạc tử cung bị tổn thương và gây dính, chất dính làm nghẹt khoang và các ống dẫn máu kinh ra bên ngoài khiến kinh nguyệt bị ứ đọng.
Ngoài ra, các dị dạng ở tử cung và cổ tử cũng có thể là nguyên nhâ gây bế kinh ở nữ giới. Đáng chú ý là polyp tử cung khiến cho cổ tử cung có sẹo và máu kinh khó có thể lưu thông ra bên ngoài. Với nguyên nhân này giải pháp điều trị sẽ là tiến hành thông tắc và cắt bỏ các khối u liên quan.

Bế kinh sau hút thai, sinh nở

Sau khi sinh con hay thực hiện các thủ thuật nạo phá thai chị em cũng có thể rơi vào tình trạng bế kinh. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường và thời gian bế kinh có thể trên dưới 6 tháng sau đó sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất kinh quá nhiều sau khi nạo hút thai cần thăm khám sớm để xem xét ca phá thai có gây ra biến chứng bất thường gì làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh hay không…

Các yếu tố nguy cơ gây bế kinh khác:

Ngoài các nguyên nhân gây bế kinh vừa được kể trên, bạn nữ có khả năng tắc kinh, mất kinh khi gặp các điều kiện sau:

  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất cần thiết.
  • Chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý, thức khuya, dậy sớm và ngủ không đủ giấc.
  • Căng thẳng, lo âu, tâm trạng không ổn định và tinh thần mệt mỏi.
  • Lười vận động cơ thể do đặc tính của công việc hoặc do thói quen xấu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc an thần, tránh thai, trầm cảm…
  • Hiện tượng bế kinh do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể đó là dấu hiệu mãn kinh…

Bế kinh: Nguyên nhân - dấu hiệu - triệu chứng và cách chữa trị

Khi bị bế kinh quá 3 tháng bạn nên thăm khám để được điều trị sớm

Nữ giới bị bế kinh phải làm sao để điều trị an toàn?

Bế kinh hiện đang là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn hàng đầu ở nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lý này lại không quá nguy hiểm nếu như chúng ta phát hiện ra nó từ sớm và điều trị bệnh đúng phương pháp mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc điều trị bế kinh tại nhà để tránh làm mất kinh hoàn toàn.

  • Trong trường hợp bạn bị rối loạn nội tiết tố có thể lựa chọn điều trị hiện tượng bế kinh bằng thuốc bổ sung nội tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trường trường hợp bế kinh do thiếu chất dinh dưỡng bạn nên tìm hiểu bị bế kinh nên ăn gì để có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình.
  • Nếu bị bế kinh do nạo hút thai không an toàn bạn cần thăm khám để xác định các tác nhân liên quan và điều trị đúng hướng.
  • Với các trường hợp bị bế kinh kéo dài do dị tật, dị dạng ở cơ quan sinh dục nữ bạn sẽ bắt buộc phải tiến hành điều trị ngoại khoa tại cơ sở y tế uy tín…

Phòng Khám Đa Khoa An Giang sẽ giúp bạn thăm khám để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bế kinh là gì. Sau khi có kết quả bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị an toàn và phù hợp với từng cơ địa của người bệnh. Mọi thông tin tư vấn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ cụ thể.

Administrator

Administrator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Expedita, perferendis ea similique ipsa nemo adipisci.

Bình luận

Bài viết liên quan

phòng khám đa khoa An Giang
+3
phòng khám đa khoa An Giang
+5