1502,Trần Hưng Đạo,P. Mỹ Phước,Tp. Long Xuyên
24/24 tất cả các ngày trong tuần
so dien thoai

Phòng khám da liễu uy tín số 1 Hà Nội

tu van ho tro

Bệnh chốc lở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chốc lở là bệnh về da nguy hiểm khi nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Chốc lở xảy ra phổ biến ở trẻ em với nhiều dạng khác nhau như chốc không bóng nước, chốc bọng nước và chốc loét… Hãy cùng các bác sĩ da liễu tìm hiểu về chốc lở để có thể chủ động phát hiện và điều trị an toàn nếu không may gặp phải.

Chốc lở là gì? Phân loại chốc lở

Chốc lở còn được biết đến với các tên gọi là chốc hóa, chốc lây. Đây là bệnh da liễu dễ gặp ở trẻ nhỏ nhất là những trẻ có sức đề kháng bị suy giảm. Tuy nhiên, người lớn vẫn có nguy cơ bị chốc lở. Chính vì thế, việc phòng và điều trị chốc lở là điều vô cùng quan trọng để chúng ta có thể tránh biến chứng liên quan đến bệnh.
Chốc lở là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn và gây ra những mụn mủ, bọng nước trên da. Vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu tùy theo từng độ tuổi và từng thể trạng sức khỏe.
Trong y khoa phân loại chốc ở theo 3 dạng thường gặp sau:

  • Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra. Bệnh gây tổn thương nặng trên da và có thể dẫn đến nhiễm trùng,
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng. Bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào gây cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.
  • Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lở phổ biến nhất, hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu…

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở

Triệu chứng chốc lở khá đa dạng và nó thường xuất hiện ở các khu vực da như tay, chân, mặt hoặc đầu. Trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi dễ bị chốc lở nhất với các dấu hiệu lâm sàng sau:

  • Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch trước khi các dấu hiệu chốc lở trên da xuất hiện.
  • Da nổi các dát hồng sau đó tiến triển thành các mụn nước nhỏ liên kết thành các mụn nước lớn sau đó bị mủ hóa.
  • Các nốt chốc dễ dàng bị vỡ ra tạo ra các tổn thương nông sâu trên da. Tại các tổn thương xuất hiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy khó chịu.
  • Da có dấu hiệu bị loét, hoại tử và có lõm sâu ở giữa làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lõm rỗ…

Nguyên nhân và cách điều trị chốc lở

Một trong hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Do các vấn đề về da như chàm, nhiễm độc cây thường xuân, côn trùng cắn, vết bỏng hoặc vết cắt, da của bạn sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể thông qua các vi tổn thương đó dù cho các tổn thương đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ có thể xuất hiện sau một đợt chúng ta bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Diễn biến của bệnh không quá phức tạp và có thể được điều trị khỏi sau một vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thăm khám chốc lở có thể phát triển nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng chốc lở gồm:

  • Người sống ở các điều kiện đông đúc làm bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác.
  • Thời tiết ấm, ẩm tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và lây lan và hiện đang là thời điểm thuận lợi cho chốc lở phát triển.
  • Các tổn thương trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể ngay cả khi đó là các tổn thương mà ta không thể nhìn thấy…

Điều trị chốc lở không quá khó. Bác sĩ thường kê đơn thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Bạn cần chú ý đến việc giữ vệ sinh cho da và làm ẩm da để có thể tăng hiệu quả điều trị chốc lở. Và quan trọng nhất vẫn là điều trị theo đúng chỉ định, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của người có chuyên môn da liễu.
Với tình trạng chốc lở nặng gồm các vết loét da lớn và dấu hiệu nhiễm trùng bác sĩ sẽ điều trị kết hợp bằng kháng sinh đường uống. Quá trình điều trị kéo dài từ 7 ngày cho đến khi các dấu hiệu biến mất hoàn toàn bạn vẫn cần điều trị duy trì để tránh tái phát bệnh chốc lở. Và đừng quên thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh chốc lở được các bác sĩ yêu cầu.

Bệnh chốc lở ở miệng trẻ

Phòng tránh bệnh chốc lở hiệu quả

Bạn có thể giúp mình và con của mình tránh xa bệnh chốc lở bằng các lối sống và biện pháp sau đây:

  • Giữ da sạch sẽ bằng cách rửa sạch các vết xước, vết côn trùng cắn và vết thương ngay lập tức.
  • Giặt quần áo, khăn mặt và khăn tắm của người bị bệnh mỗi ngày có thể dùng nước nóng hoặc thuốc sát khuẩn.
  • Tuyệt đối không dùng chung những vật dụng đó với bất cứ ai khác trong gia đình nếu có biểu hiện chốc lở.
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ bị nhiễm bệnh để ngăn chặn tổn thương da do việc cào hay gãi.
  • Nên che vết chốc lại để giúp cho các chất dịch từ bóng nước không thể lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn và nơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu và tụ cầu…

Và điều quan trọng hơn là khi phát hiện bệnh thì phải điều trị ngay, đề phòng lây lan và biến chứng gồm: Viêm mô tế bào, Sốt tinh hồng nhiệt, Sốt tinh hồng nhiệt, Nhiễm trùng máu…
Ngay lúc này, nếu trong gia đình bạn đang có dấu hiệu của bệnh chốc lở, hãy liên hệ ngay với khoa da liễu tại phòng khám đa khoa An Giang để được tư vấn và hướng dẫn điều trị an toàn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Administrator

Administrator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Expedita, perferendis ea similique ipsa nemo adipisci.

Bình luận

Bài viết liên quan

phòng khám đa khoa An Giang
+3
phòng khám đa khoa An Giang
+5