1502,Trần Hưng Đạo,P. Mỹ Phước,Tp. Long Xuyên
24/24 tất cả các ngày trong tuần
so dien thoai

Phòng khám da liễu uy tín số 1 Hà Nội

tu van ho tro

Bệnh Ghẻ là gì? Những điều cần biết về ghẻ

Ghẻ là bệnh có khả năng lây từ người này sang người khác. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng đáng chú ý nhất vẫn là những người có ý thức phòng bệnh không tốt. Và nếu như bạn chưa biết về bệnh da liễu này thì hãy dành đôi chút thời gian đọc bài viết sau của chúng tôi để có thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất nhé!

Bệnh Ghẻ là gì?

Ghẻ là bệnh da liễu và cũng được nằm trong bệnh lây truyền. Một trong những bệnh lý ngoài da có thể gây ra các biến chứng nếu không sớm có sự can thiệp. Thường gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng da gây nên bệnh chốc lở khi người bệnh gãi quá nhiều. Lúc này, người bệnh sẽ thường thấy trên da xuất hiện mụn nước có màu mật ong.
Ve ký sinh Sarcoptes scabiei là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ. Chúng thường đào sâu vào lớp trong của da để đẻ trứng và khiến cho da nổi mụn nước, ngứa rát. Bạn không thể nhìn thấy loài ve này bằng mắt thường, chúng chỉ bị phát hiện khi soi dưới kính hiển vi. Do đó, giải pháp chẩn đoán bệnh ghẻ chính là thực hiện soi da dưới kính hiển vi.

Bệnh ghẻ và các dấu hiệu đặc trưng

Ngứa được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có nguy cơ mắc ghẻ lở. Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ sống ký sinh trên da và ngay lập tức đào hang vào sâu trong lớp biểu bì. Kèm theo đó, chúng sẽ hút máu để lấy dinh dưỡng và tiết ra một chất dịch nên sẽ tạo cảm giác ngứa khó chịu trên da.
Tình trạng ngứa sẽ gia tăng vào ban đêm bôi ban ngày ký sinh trùng ít hoạt động hơn. Do đó, nếu bạn cảm thấy mình bị ngứa ở các kẽ ngón tay ngón chân, rốn, eo, khủy tay, đầu gối và mu bàn chân thì nhiều khả năng đang bị ghẻ tấn công. Có thể theo dõi trong 48h đồng hồ nếu ngứa không giảm cần khám ngay.
Ngoài ngứa ghẻ cũng có thể gây ra một vài triệu chứng khác gồm:

  • Tình trạng da nổi mụn nước sau đó là những tổn thương gây đau rát.
  • Da nổi mẩn tại các vùng bị ghẻ và có các lỗ nhỏ chính là hang ghẻ đẻ trứng.
  • Tình trạng nhiễm trùng da có thể xảy ra nếu như ghẻ không được kiểm soát…

Ghẻ có lây hay không?

Bệnh ghẻ được xác định là một trong những bệnh lý rất dễ lây lan. Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei có thể sống trong lớp da bị bung ra khỏi cơ thể cả 1 tuần. Do đó, khả năng lây nhiễm rất cao khi chúng ta có tiếp xúc gần với người mắc. Nguy cơ được cảnh báo với cả những người có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo…
Bệnh có thể lây nhanh chóng khi sống trong các môi trường như:

  • Trường học như các các trường mầm non, tiểu học hoặc các trường học nội trú, bán trú có trẻ sinh hoạt tập trung.
  • Trung tâm cai nghiện, trung tâm giáo dục tập trung, nhà tù với nhiều người sinh sống và ít có các điều kiện vệ sinh.
  • Viện dưỡng lão với những người già có sức khỏe yếu, sức đề kháng bị suy giảm.
  • Phòng tập gym hay các nơi có tính tập trung công cộng khác cũng có thể tăng nguy cơ bị bệnh ghẻ…

Bệnh ghẻ có điều trị được không?

Thuốc bôi ngoài da là sự lựa chọn điều trị ghẻ được ưu tiên. Hầu hết các loại kem bôi ngoài da kể trên đều được sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cần rửa sạch kem bôi trên da khi ngủ dậy. Nhiều người có thể kiểm soát được bệnh chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng.
Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, việc dùng kem bôi sai liều lượng có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Một số loại thuốc được chỉ định gồm:

  • Kem permethrin 5% có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Kem dưỡng da benzen benzoat 25%
  • Kem dưỡng da lindane 1%
  • Kem hydrocortisone 1%…

Một số các giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị ghẻ

Để không bị mắc ghẻ nhiều lần và có thể nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, chúng ta cần làm tốt các yêu cầu phòng trị bệnh an toàn sau:

  • Chú ý, sau liệu trình kéo dài từ 4 tháng bạn vẫn nên tiếp tục điều trị duy trì khoảng 2 tuần. Điều này nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
  • Các thành viên trong gia đình cùng cần được điều trị đồng thời để tránh lây nhiễm chéo bệnh. Đặc biệt là với những người có tiếp xúc gần như vợ chồng, con cái…
  • Chắc chắn rằng bạn sử dụng các loại thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ. Cần tránh việc tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc bởi tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng thêm.
  • Nếu bạn rửa tay sau khi bôi thuốc thì cần bôi lại thuốc vào tay vì đây là vị trí rất dễ phát sinh bệnh.
  • Cần giặt nóng và sấy khô bằng nhiệt quần áo, khăn, ga giường trong suốt quá trình bạn điều trị bệnh.
  • Tất cả mọi khu vực trong không gian sống của bạn cần được lau dọn sạch sẽ.

Khi thấy sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh ghẻ, bạn cần chủ động tìm đến bác sĩ da liễu. Nên nhớ, những người có lối sống sạch sẽ và gọn gàng vẫn có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Và hãy liên hệ ngay với Phòng khám đa khoa An Giang số 1502A, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang để có cho mình phác đồ trị ghẻ lở an toàn nhất!

Administrator

Administrator

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Expedita, perferendis ea similique ipsa nemo adipisci.

Bình luận

Bài viết liên quan

phòng khám đa khoa An Giang
+3
phòng khám đa khoa An Giang
+5