Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ mọi lứa ...
Thông thường, tiểu tiện giúp con người giải tỏa nhu cầu và cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, nhiều người lại không cảm thấy dễ chịu khi tiểu tiện, họ bị tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu chỉ mang lại cảm giác khó chịu và đau đớn. Vậy tiểu buốt, tiểu rắt tái phát nhiều lần do đâu, điều trị bằng cách nào? Hãy cùng Phòng khám đa khoa An Giang tìm câu trả lời nhé!
Tiểu buốt, tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Nội Dung
Thông thường, một người trưởng thành sẽ tiểu tiện khoảng 6 đến 8 lần trong ngày. Nước tiểu có màu hơi vàng, trong, lượng nước tiểu thải ra mỗi lần khoảng 250 ml. Tuy nhiên, đối với người có triệu chứng bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt lại khác. Họ thường xuyên buồn tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, nước tiểu mỗi lần thải ra rất ít, thậm chí không thể tiểu được, cảm giác đau bụng dưới sẽ tăng lên mỗi khi đi tiểu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Mọi người nên nâng cao cảnh giác, để ý đến những bất thường khi tiểu tiện. Nếu triệu chứng liên tục trong vài ngày, hãy đến các cơ sở ý tế để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị ngay. Sau đây là một số bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây ra tiểu buốt rắt tái phát nhiều lần.
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường tiết niệu chính là tiểu buốt, tiểu rắt. Khi vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu, chúng sẽ sinh sôi và gây ra tình trạng sưng, chảy máu hoặc mủ tại các cơ quan trong hệ tiết niệu. Mức độ viêm nhiễm càng nặng, người bệnh sẽ càng cảm thấy khó tiểu và đau khi tiểu hơn.
Nguyên nhân dẫn đến khó tiểu và tiểu rắt là do nước tiểu phải di chuyển từ bàng quang qua hệ tiết niệu. Con đường để nước tiểu thải ra ngoài có thể bị viêm, tắc chặn lại, lượng nước tiểu thải ra sẽ bị giảm ít đi. Người bệnh không thể đào thải nước tiểu ra khiến bàng quang luôn căng tức dẫn đến buồn tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
Khi bị viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ khám và chỉ định các loại kháng sinh, kháng viêm cho người bệnh. Nếu tình trạng nặng gây đau đớn, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Vi khuẩn sẽ bị ức chế, dần chết đi, triệu chứng tiểu buốt rắt sẽ giảm và không còn tái phát.
Sỏi đường tiết niệu là hiện tượng các chất cặn bã tích tụ lại tạo thành sỏi bên trong đường tiết niệu. Cơ quan hay bị sỏi nhất chính là thận và bàng quang. Thận lọc nước tiểu, chính vì vậy, các chất cặn bã dễ dàng được giữ lại lâu dần không được đào thải tạo thành sỏi. Ngoài ra, nếu nhịn tiểu nhiều và như một thói quen, nguy cơ bị sỏi bàng quang và niệu đạo cũng rất cao.
Khi đường tiết niệu có sỏi, chúng giống như một vật cản trở sự vận chuyển nước tiểu ra ngoài. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi tiểu, bị tiểu buốt rắt tái phát nhiều lần, thậm chí là tiểu ra máu, đau dữ dội nhưng không thể tiểu được.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống để tan sỏi, kích thích lợi tiểu hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi nếu cần thiết. Người bệnh nên tham khảo các món ăn, thức uống có lợi cho đường tiểu, giúp loại bỏ sỏi khỏi đường tiết niệu.
Vi khuẩn lậu thường lây nhiễm từ người sang người khi quan hệ tình dục. Chúng sẽ nhanh chóng nhân lên, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ hoặc máu, nước tiểu hôi và sưng vùng kín. Đây là bệnh xã hội nguy hiểm, mọi người cần đề phòng và khám chữa nhanh nhất có thể, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính.
Bệnh lậu rất khó điều trị dứt điểm nếu chuyển sang mãn tính. Người bệnh nên cân nhắc thời gian chữa trị để có lợi cho sức khỏe. Phương pháp điều trị lậu tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả cao hiện nay là DHA. Cách chữa này đang được áp dụng ở nhiều cơ sở ý tế lớn, uy tín. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được kê các đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu mủ.
Tiểu buốt rắt có thể kèm theo tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ, sức khỏe bị suy giảm
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu của cơ thể. Khi bàng quang chứa lượng nước tiểu lớn, con người sẽ có cảm giác buồn tiểu. Nếu các cơ thắt niệu đạo, cơ chóp bàng quang bị suy yếu, chúng ra sẽ không thể kiểm soát được sự buồn tiểu. Người bị kích thích bàng quang sẽ không thể kiểm soát được khi tiểu tiện, buồn tiểu nhiều lần nhưng tiểu rắt, nước tiểu mỗi lần rất ít. Mọi giới tính và lứa tuổi đều có thể bị kích thích bàng quang gây mất ngủ vì tiểu nhiều lần vào đêm.
Bàng quang bị kích thích phần lớn do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Mọi người nên chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, thường xuyên bổ sung nhiều chất xơ, các nhóm vitamin có trong hoa quả. Tình trạng nặng, bác sĩ chỉ định thuốc uống phù hợp với tình trạng co thắt cơ bàng quang, niệu đạo.
Một số thói quen sinh hoạt dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt:
Theo các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa An Giang, cho dù là nguyên nhân gây bệnh là gì thì tiểu buốt rắt tái phát nhiều lần cũng rất nguy hiểm và cần điều trị sớm. Nếu không muốn sức khỏe bị suy giảm và xảy ra các biến chứng, mọi người nên thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu ban đầu.
Các bạn có thể trực tiếp thăm khám chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt tại địa chỉ số 1502A Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến số 0296 398 0000. Các bác sĩ tại phòng khám sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn về chứng tiểu buốt rắt và hỗ trợ bạn đặt lịch khám bệnh.
Bình luận